Đồ chơi lắp ghép thông minh

Đồ chơi lắp ghép giúp phát triển nhiều phương diện dành cho cả trẻ em lẫn người lớn
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Inuyasha_95 (123)
Lịch thiên văn 2012 Vote_lcapLịch thiên văn 2012 Voting_barLịch thiên văn 2012 Vote_rcap 
vavippro (13)
Lịch thiên văn 2012 Vote_lcapLịch thiên văn 2012 Voting_barLịch thiên văn 2012 Vote_rcap 
chienthan_9x (12)
Lịch thiên văn 2012 Vote_lcapLịch thiên văn 2012 Voting_barLịch thiên văn 2012 Vote_rcap 
|invisible| (2)
Lịch thiên văn 2012 Vote_lcapLịch thiên văn 2012 Voting_barLịch thiên văn 2012 Vote_rcap 
Super_Siu (1)
Lịch thiên văn 2012 Vote_lcapLịch thiên văn 2012 Voting_barLịch thiên văn 2012 Vote_rcap 
Bài gửiNgười gửiThời gian
Một lít nước mắt-Nhật ký Aya Lịch thiên văn 2012 User_o11Sun Oct 28, 2012 9:10 pm
đàn cò và đàn cò Lịch thiên văn 2012 User_o11Sat May 26, 2012 8:13 pm
Doraemon chế !!! Lịch thiên văn 2012 User_o11Sat May 26, 2012 7:45 pm
Mg và nước đá khô Lịch thiên văn 2012 User_o11Thu Mar 22, 2012 10:11 pm
Glixerin + KMnO4 Lịch thiên văn 2012 User_o11Thu Mar 22, 2012 10:08 pm
phản ứng nhiệt nhôm Lịch thiên văn 2012 User_o11Thu Mar 22, 2012 10:04 pm
Đừng buồn nhé bạn... !!! Lịch thiên văn 2012 User_o11Thu Mar 15, 2012 12:24 pm
how to play Canon in D Lịch thiên văn 2012 User_o11Thu Mar 15, 2012 12:19 pm
Lịch thiên văn 2012 Lịch thiên văn 2012 User_o11Sat Mar 10, 2012 9:47 pm
Contra vs Tetris Lịch thiên văn 2012 User_o11Tue Mar 06, 2012 11:02 pm


 

 Lịch thiên văn 2012

Go down 
Tác giảThông điệp
Inuyasha_95
thành viên tích cực
thành viên tích cực
Inuyasha_95


points : 82
Thanked : 3
Join date : 04/10/2011
Đến từ : địa ngục

Lịch thiên văn 2012 Empty
Bài gửiTiêu đề: Lịch thiên văn 2012   Lịch thiên văn 2012 EmptySat Mar 10, 2012 9:47 pm

Đón xem 18 sự kiện thiên nhiên kỳ thú năm 2012

Người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được mãn nhãn với 18 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú năm 2012. (Ảnh minh họa)
Kết thúc năm 2011, người yêu thiên văn ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam cảm thấy hụt hẫng khi bỏ lỡ tới hai lần sự kiện nguyệt thực toàn phần. Ngoài ra, hầu như các sự kiện mưa sao băng đều không quan sát được do thời tiết xấu.

Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, năm 2012 có nhiều sự kiện thiên văn rất hấp dẫn, trong đó phải kể đến hiện tượng vô cùng hiếm gặp là Sao Kim đi qua Mặt Trời, Sao Kim và Sao Thổ gặp nhau…

Dưới đây là mười tám hiện tượng thiên văn mà người dân Việt Nam có thể quan sát trong năm 2012, do anh Tuấn Sơn cung cấp:

1. Ngày 3, 4 tháng 1: Mưa sao băng Quadrantids. Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình, diễn ra vào khoảng từ mùng 1 tới mùng 5 tháng 1 hàng năm. Trận mưa sao băng này có trung tâm là chòm sao Bootes.

2. Ngày 3 tháng 3: Sao Hỏa sẽ gần Trái Đất nhất trong chu kì của nó. Đây là cơ hội rất tốt để có thể thấy trọn vẹn một nửa bề mặt của hành tinh đỏ nếu có một chiếc kính thiên văn.

Với những kính thiên văn loại nhỏ hoặc các ống nhòm người xem sẽ thấy nó hiện lên là một khối cầu rất nhỏ màu đó. Với các kính lớn hơn, người xem sẽ nhìn thấy màu sắc và vị trí của chỏm băng ở cực của hành tinh này.

3. Ngày 14 tháng 3: Sao Kim và Sao Mộc sẽ gặp nhau. Đây cũng chính là hai hành tinh sáng nhất mà bạn có thể quan sát trên thiên cầu.

Vào tối 14/3 hai hành tinh này sẽ nằm rất gần nhau, chỉ cách nhau 3 độ trên bầu trời. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho những người yêu thiên văn sử dụng các thiết bị của mình quan sát hai hành tinh (nhất là Sao Mộc).

Hiện tượng này sẽ rất thú vị bởi rất hiếm khi bạn có thể thấy hai đốm sáng đẹp nhất bầu trời nằm ngay cạnh nhau.

4. Ngày 15 tháng 4: Sao Thổ sẽ nằm ở vị trí gần nhất có thể trên quỹ đạo của nó, khi nó ở vị trí phía bên kia Trái Đất so với Mặt Trời. Khi đó, vị trí gần cũng như điều kiện ánh sáng như vậy sẽ là lý tưởng để người quan sát có thể chiêm ngưỡng màu sắc và vành sáng tuyệt đẹp của hành tinh này qua các kính thiên văn.

5. Ngày 21, 22 tháng 4: Mưa sao băng Lyrids. Đây là trận mưa sao băng loại trung bình/nhỏ với mật độ chỉ khoảng 20 sao băng/giờ.

6. Ngày 5, 6 tháng 5: Mưa sao băng Eta Aquarids. Đây là trận mưa sao băng nhỏ, thường chỉ khoảng 10 sao băng/giờ vào lúc cực điểm.

7. Ngày 20 tháng 5: Nhật thực hình khuyên. Khu vực chính quan sát được nằm ở giữa Thái Bình Dương nên chỉ có một phần của Bắc Mỹ, Bắc và Đông Á quan sát được.

Tại Việt nam, chúng ta chỉ có thể quan sát pha nửa tối của hiện tượng này.

8. Ngày 4 tháng 6: Nguyệt thực một phần. Trong lần nguyệt thực này chỉ có khoảng 1/3 đĩa sáng của mặt Trăng bị che khuất. Ở Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được giai đoạn cuối của hiện tượng.

9. Ngày 5, 6 tháng 6: Sao Kim sẽ đi qua Mặt Trời. Đây là hiện tượng rất hiếm xảy ra, lần tới nó xảy ra sẽ là vào năm 2117.

Đây cũng là cơ hội hiếm có không thể bỏ qua với các nhà quan sát và những người yêu thiên văn. Tuy nhiên hãy lưu ý cẩn thận với đôi mắt khi trực tiếp nhìn vào Mặt trời.

10. Ngày 28, 29 tháng 7: Mưa sao băng Nam Delta Aquarids. Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình/nhỏ với tâm điểm là chòm sao Aquarius.

11. Ngày 12, 13 tháng 8: Mưa sao băng Perseids. Đây là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm và cũng là một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhát hàng năm, rất dễ quan sát nếu như không có mây mù.

12. Ngày 24 tháng 8: Sao Thủy sẽ nằm ở vị trí gần nhất, thuận lợi cho việc quan sát hành tinh này. Tuy nhiên với các kính thiên văn loại nhỏ chỉ có thể thấy nó hiện ra là một quả cầu cực nhỏ màu xanh.

13. Ngày 29 tháng 9: Sao Thiên Vương sẽ nằm ở vị trí gần nhất. Với các kính thiên văn trung bình và lớn, chúng ta sẽ có thể xác định được vị trí và màu xanh của hành tinh xa xôi này.

14. Ngày 21, 22 tháng 10: Mưa sao băng Orionids. Đây là một trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm có tâm điểm là chòm sao Orion.

15. Ngày 17, 18 tháng 11: Mưa sao băng Leonids. Trận mưa sao băng này khá lớn, người yêu thiên văn có thể dễ quan sát vì bầu trời không có trăng, làm lóa mắt người quan sát.

16. Ngày 27 tháng 11: Sao Kim và Sao Thổ gặp nhau. Đốm sáng đẹp nhất bầu trời (Sao Kim) và hành tinh được coi là đẹp nhất Hệ Mặt Trời sẽ chỉ cách nhau 1 độ trên bầu trời vào tối 27 tháng 11.

Rất hiếm khi bạn có thể thấy hai thiên thể sáng như vậy nằm ngay sát nhau, và nếu có một chiếc kính thiên văn thì đừng bỏ lỡ cô hội này để quan sát hai hành tinh (chủ yếu là Sao Thổ).

17. Ngày 28 tháng 11: Nguyệt thực nửa tối. Tuy không làm Mặt Trăng sang màu đỏ sẫm thú vị như với nguyệt thực toàn phần hay một phần, nhưng với việc toàn bộ Mặt Trăng tối lại và chuyển sang sắc đỏ cũng là một hiện tượng khá thú vị.

Đây cũng là dịp tốt để chúng ta quan sát kĩ bề mặt thiên thể này qua kính thiên văn. Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát được trọn vẹn hiện tượng này.

18. Ngày 13, 14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids. Trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm (cùng với Perseids) sẽ rất lý tưởng để quan sát nếu trời không có mây. Đây cũng là hiện tượng thiên văn đáng chú ý cuối cùng của năm

nguồn vietnamplus.vn
Về Đầu Trang Go down
https://a3b3c3.1forum.biz
 
Lịch thiên văn 2012
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đột Kích Offline 2012.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Đồ chơi lắp ghép thông minh :: Khoa học-xã hội :: Khoa học tự nhiên-
Chuyển đến